Theo qui định tại Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015, thuyền trưởng có quyền buộc những thuyền viên không đủ trình độ chuyên môn theo chức danh hoặc có hành vi vi phạm pháp luật phải rời khỏi tàu biển, kể cả khi thuyền viên bị “mời về” vẫn còn đang trong thời hạn thực hiện hợp đồng lao động đã ký kết với đơn vị sử dụng lao động.
Theo qui định tại Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015, khi làm việc trên tàu biển, thuyền trưởng có 9 quyền cơ bản. Trong đó, thuyền trưởng có quyền đại diện cho chủ tàu và những người có lợi ích liên quan đến hàng hóa khi giải quyết những công việc trong điều khiển, quản trị tàu và hàng hóa được vận chuyển trên tàu biển.
Thêm nữa, thuyền trưởng cũng có quyền nhân danh chủ tàu và người có lợi ích liên quan đến hàng hóa thực hiện các hành vi pháp lý trong phạm vi công việc quy định tại khoản 1 Điều này, có thể khởi kiện hoặc tham gia tố tụng trước Tòa án hoặc Trọng tài khi tàu biển ở ngoài cảng đăng ký, trừ trường hợp chủ tàu hoặc người có lợi ích liên quan đến hàng hóa tuyên bố hạn chế một phần hoặc toàn bộ quyền đại diện đó.
Ngoài ra, thuyền trưởng còn có quyền không cho tàu biển hành trình, nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Đáng chú ý, thuyền trưởng còn có quyền áp dụng các hình thức khen thưởng hoặc biện pháp kỷ luật đối với thuyền viên thuộc quyền; có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc phải rời khỏi tàu biển những thuyền viên không đủ trình độ chuyên môn theo chức danh hoặc có hành vi vi phạm pháp luật.
Như vậy, thuyền trưởng có quyền buộc những thuyền viên không đủ trình độ chuyên môn theo chức danh hoặc có hành vi vi phạm pháp luật phải rời khỏi tàu biển, kể cả khi thuyền viên bị “mời về” vẫn còn đang trong thời hạn thực hiện hợp đồng lao động đã ký kết với đơn vị sử dụng lao động.
Theo Minh Tuấn (Diễn Đàn Hàng Hải)