Khi cho thuê tàu trần, mặc dù sẽ không phải chịu trách nhiệm về việc vận hành và bảo trì tàu trong suốt thời gian cho thuê, nhưng chủ tàu cũng có nhiều nghĩa vụ quan trọng.
Tàu trần là loại tàu được cho thuê mà người thuê tàu sẽ tự quản lý và vận hành tàu, không có sự tham gia của chủ tàu. Do đó, tàu trần thường không bao gồm thủy thủ đoàn, trang thiết bị, nhiên liệu và thực phẩm.
Theo đó, người thuê tàu sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc vận hành và bảo trì tàu trong suốt thời gian thuê. Điều này yêu cầu người thuê tàu phải có đủ kiến thức và kinh nghiệm về vận hành tàu, đảm bảo an toàn cho tàu và người trên tàu.
Theo tìm hiểu, tàu trần thường được sử dụng trong các hoạt động đánh bắt thủy sản, chở hàng hoặc du lịch. Khi cho thuê tàu trần, mặc dù sẽ không phải chịu trách nhiệm về việc vận hành và bảo trì tàu trong suốt thời gian cho thuê, nhưng chủ tàu cũng có nhiều nghĩa vụ quan trọng.
Cụ thể, theo qui định tại khoản 1, Điều 230, Bộ luật Hàng hải năm 2015 thì chủ tàu phải mẫn cán trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình để giao tàu đủ khả năng đi biển và các giấy tờ của tàu cho người thuê tàu trần tại địa điểm và thời gian được thỏa thuận trong hợp đồng thuê tàu.
Không chỉ vậy, khoản 2, điều luật nói trên còn nêu rõ, trong thời gian cho thuê tàu trần, chủ tàu không được thế chấp tàu nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của người thuê tàu; trường hợp chủ tàu làm trái với quy định này thì phải bồi thường thiệt hại gây ra cho người thuê tàu.
“Trường hợp tàu bị bắt giữ vì các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu hoặc các khoản nợ của chủ tàu, chủ tàu phải bảo đảm lợi ích của người thuê tàu không bị ảnh hưởng và phải bồi thường thiệt hại gây ra cho người thuê tàu”, khoản 3, Điều 230, Bộ luật Hàng hải năm 2015 qui định nghĩa vụ của chủ tàu trong thuê tàu trần.
Theo Nguyễn Thanh Vĩnh (Diễn Đàn Hàng Hải)