Ngoài việc chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ của thủy thủ trực ca OS, thủy thủ trực ca AB còn phải kiêm thêm các nhiệm vụ: trực ca, chấp hành mệnh lệnh của sỹ quan boong trực ca, cũng như lái tàu khi được yêu cầu.
https://donglonggroup.com/thuy-thu-truong-co-nhiem-vu-gi-khi-lam-viec-tren-tau/
Trong lĩnh vực hàng hải, ngoài thuỷ thủ trưởng và thủy thủ phó còn có chức danh thủy thủ trực ca AB và thủy thủ trực ca OS. Các thủy thủ này chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của thủy thủ trưởng và sự phân công trực tiếp của sỹ quan trực ca boong.
Cụ thể, thủy thủ trực ca OS có nhiệm vụ bảo quản, bảo dưỡng vỏ, boong tàu, các máy móc thiết bị khác theo sự phân công của thủy thủ trưởng hoặc thủy thủ phó và thực hiện các nhiệm vụ khác do thủy thủ trưởng phân công.
Thủy thủ trực ca OS còn có nhiệm vụ theo dõi việc xếp dỡ hàng hóa, kịp thời phát hiện những bao bì hư hỏng, khiếm khuyết, xếp dỡ không đúng quy định và báo cáo sỹ quan boong trực ca biết để xử lý.
Nắm vững công việc khi tàu ra, vào cảng, đóng mở hầm hàng, làm dây, nâng và hạ cần cẩu, đo nước, bảo quản, đưa đón hoa tiêu lên và rời tàu, thông thạo thông tin tín hiệu bằng cờ và đèn.
Nắm vững cấu trúc, đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tàu, các nơi quy định đặt các thiết bị cứu hỏa, cứu sinh, cứu thủng tàu, bảo quản và sử dụng các trang thiết bị đó đúng quy định.
Bên cạnh đó, thủy thủ trực ca OS còn phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của tàu về chế độ làm việc, ăn ở, sinh hoạt, an ninh, trật tự và vệ sinh trên tàu.
Đáng chú ý, nếu thủy thủ trực ca OS được đào tạo và huấn luyện về kỹ thuật lặn thì khi thực hiện công việc dưới nước theo sự phân công của đại phó hoặc thủy thủ trưởng phải đảm bảo an toàn và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Riêng về thủy thủ trực ca AB thì có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ của thủy thủ trực ca OS và kiêm thêm các nhiệm vụ trực ca, chấp hành mệnh lệnh của sỹ quan boong trực ca, cũng như lái tàu khi được yêu cầu.
Tuệ Lâm