CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VẬN TẢI HÀNG HẢI ĐÔNG LONG

  • Địa chỉ: 49/68 Đường số 51, Phường 14, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Điện thoại: (+84)056 4579999
  • Website: https://donglonggroup.com/
  • E-mail: lienhe@donglonggroup.com

  • Shape

    Nghệ thuật giao tiếp bằng “ngôn ngữ không lời” của thuyền viên Đông Long Group

    • Home
    • Tin tức hàng hải
    • Nghệ thuật giao tiếp bằng “ngôn ngữ không lời” của thuyền viên Đông Long Group

    Nhờ được đào tạo bài bản và training kỹ lưỡng về các kỹ năng an toàn hàng hải mà nhóm thuyền viên của Tập đoàn Đông Long đã dễ dàng sử dụng “ngôn ngữ không lời” và kinh nghiệm nghề nghiệp để giao tiếp, làm việc cùng nhóm 8 thuyền viên người Trung Quốc, khi 2 nhóm thuyền viên không tìm được ngôn ngữ chung để truyền tải ý muốn.

    Cũng trong chuyến thăm hỏi anh em thuyền viên đang làm việc trên tàu Banda Sea vào ngày 6/8/2023, chúng tôi đã có dịp được lắng nghe nhiều điều thú vị về sự linh hoạt để thích nghi với môi trường sống mới của các “chiến binh”. Đó là sự khéo léo hoà nhập nền văn hoá ẩm thực Trung Quốc, cũng như sự tinh tế vượt qua khó khăn do khác biệt ngôn ngữ.

    Các thuyền viên của Tập đoàn Đông Long đã khéo léo sử dụng “ngôn ngữ không lời” để giao tiếp với nhóm thuyền viên người nước ngoài.

    Dẫn chúng tôi đi tham quan “thủy doanh” nơi mình đang công tác, Đại phó Nguyễn Hoàng Hoá bồi hồi thổ lộ về những trắc trở mà anh và các thuyền viên của Tập đoàn Đông Long đã “chinh phục” được sau gần nửa năm làm việc trên tàu Banda Sea.

    Anh Hoá kể, khi được phỏng vấn để bố trí nơi làm việc, ngoài trình độ chuyên môn về lĩnh vực hàng hải thì anh Hoá còn có khả năng nói tiếng Anh khá tốt. Dó đó, anh đã được sắp xếp cho nhập tàu Banda Sea. Khi ấy, “tân binh” này vẫn đang rất háo hức khi sắp được thử sức mình và mường tượng rằng những đồng nghiệp người nước ngoài cũng giỏi tiếng Anh, nên việc giao tiếp với nhau sẽ không mấy khó khăn.

    Đại phó Nguyễn Hoàng Hoá trong lúc làm việc trên tàu Banda Sea.

    Thế nhưng, vào tháng 3/2023, khi nhập tàu rồi thì anh Hoá bỗng bất giác bàng hoàng, lo lắng không nguôi. Bởi lẽ, anh và 5 thuyền viên khác của Tập đoàn Đông Long phải chung sống và làm việc cùng 8 thuyền viên người Trung Quốc. Điều đáng nói là trong nhóm thuyền viên người Trung Quốc thì chỉ có Thuyền trưởng tàu Banda Sea có thể sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với nhóm thuyền viên người Việt.

    Sự bất đồng về ngôn ngữ đã khiến 2 nhóm thuyền viên gặp không ít khó khăn trong thời gian đầu làm việc cùng nhau. Rất nhiều công việc cần có sự phối hợp, nhưng cả 2 bên đều không biết dùng ngôn ngữ thế nào để truyền tải, nói cho nhau hiểu về mong muốn của mình.

    Thuyền trưởng tàu Banda Sea là một người Trung Quốc được đánh giá “lành tính”.

    Không khuất phục trước những khó khăn, nhóm thuyền viên của Tập đoàn Đông Long đã quyết định đề cử Đại phó Nguyễn Hoàng Hoá làm người đại diện, sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với Thuyền trưởng tàu Banda Sea, sau đó phiên dịch, truyền đạt lại với anh em thuyền viên bằng tiếng Việt.

    Về phần giao tiếp giữa thuyền viên của Tập đoàn Đông Long với các thuyền viên người Trung Quốc, không thể sử dụng lời nói truyền tải ý kiến thì nhóm anh em người Việt đã khéo léo dùng “ngôn ngữ nghề” để truyền đạt mong muốn. Hay nói cách khác, khi muốn nhóm thuyền viên nước bạn phối hợp để làm việc gì thì các thuyền viên Tập đoàn Đông Long đã dẫn đồng nghiệp đến vị trí cần làm việc và dùng ngôn ngữ hình thể để diễn giải cho họ hiểu, thực hiện.

    Rất may, nhóm thuyền viên người nước ngoài cũng có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hàng hải, nên có thể nhanh chóng hiểu được những gì mà anh em thuyền viên Tập đoàn Đông Long truyền tải bằng “ngôn ngữ không lời”. Cứ như thế, 2 nhóm thuyền viên khác biệt quốc tịch đã dần hoà hợp và đồng điệu cùng nhau gần nửa năm qua.

    Anh em thuyền viên Tập đoàn Đông Long đã được đào tạo bài bản và training kỹ lưỡng về các kỹ năng an toàn hàng hải. Nhờ vậy mà chúng tôi có thể dễ dàng sử dụng “ngôn ngữ nghề” và kinh nghiệm nghề nghiệp để giao tiếp, làm việc cùng nhóm 8 thuyền viên người Trung Quốc”, Đại phó Nguyễn Hoàng Hoá nói.

    Nhóm thuyền viên người Trung Quốc đang làm việc trên tàu Banda Sea.

    Riêng đối với những khác biệt trong văn hoá ẩm thực, ban đầu các thuyền viên người Việt gặp nhiều khó khăn do không phù hợp với khẩu phần ăn, cũng như khẩu vị của nhóm người nước ngoài. Tuy nhiên, sau thời gian chung sống cùng nhau, việc ăn uống với “khẩu vị lạ” cũng đã dần quen và trở nên đồng điệu hơn.

    Đại phó Nguyễn Hoàng Hoá cũng cho biết thêm, trên tàu Banda Sea có tổng cộng 14 thuyền viên, mỗi người có một phòng riêng để sinh hoạt, ngủ nghỉ. Công việc trên tàu thì khá “nhàn”. Bởi lẽ, tàu này sử dụng công nghệ hiện đại nên mọi việc đều đã được lập trình sẵn và anh em thuyền viên không cần phải lao lực nhiều.

    Các thuyền viên của Tập đoàn Đông Long đang công tác trên tàu Banda Sea cũng nhắn gửi với “hậu phương” của mình hãy luôn an tâm, vững tin. Anh em thuyền viên trên tàu hiện đang làm việc rất thoải mái, nhẹ nhàng, an toàn và việc ăn uống, giữ gìn sức khoẻ vẫn luôn được đảm bảo tốt.

    Thu Hương

    Leave a Comment

    Your email address will not be published. Required fields are marked*